Viễn thám là gì? Dữ liệu ảnh viễn thám được định nghĩa như thế nào? v.v…Trắc địa Danh Kiệt giới thiệu cùng các bạn thông tin chính xác nhất căn cứ tính pháp lý mới nhất. Đó là: theo Nghị định 03/2019/NĐ-CP về hoạt động viễn thám do Thủ tướng Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ 20/02/2019).
Viễn thám là lĩnh vực khoa học công nghệ cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Là thông tin, hình ảnh đối tượng địa lý được thu nhận từ vệ tinh viễn thám.
Là các hoạt động có liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám.
Bao gồm các trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám.
Bao gồm dữ liệu ảnh viễn thám, dữ liệu ảnh viễn thám thô, dữ liệu ảnh viễn thám thô đã được hiệu chỉnh bức xạ, hình học và các thông tin, dữ liệu chuyên đề được chiết xuất từ dữ liệu ảnh viễn thám.
Là các thông tin mô tả về dữ liệu, sản phẩm viễn thám bao gồm nội dung, nguồn gốc, chất lượng và các thông tin khác có liên quan.
Ảnh viễn thám là ảnh số thể hiện các vật thể trên bề mặt trái đất được thu nhận bởi các bộ cảm biến đặt trên vệ tinh. Tùy thuộc vào vùng bước sóng được sử dụng để thu nhận, ảnh viễn thám có thể được phân thành ba loại cơ bản:
Ảnh quang học: Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời. thông tin trên ảnh viễn thám quang học là phản xạ phổ của các đối tượng trên mặt đất, bao gồm lớp phủ thực vật, nước và đất trống được ghi nhận thành từng pixel ảnh có độ phân giải không gian xác định, trên nhiều kênh phổ xác định và vào một thời gian xác định.
Ảnh nhiệt: Nguồn năng lượng chính là bức xạ nhiệt của các vật thể.
Ảnh rada: Nguồn năng lượng chính là sóng rada phản xạ từ các vật thể do vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định.
Dữ liệu ảnh viễn thám, siêu dữ liệu, sản phẩm viễn thám phải được cập nhật thường xuyên, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, quốc phòng, an ninh.
Cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia: là tập hợp dữ liệu ảnh viễn thám được thu nhận tại trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia, dữ liệu ảnh viễn thám mua từ nguồn ngân sách nhà nước, siêu dữ liệu viễn thám tập hợp từ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sản phẩm viễn thám đã được kiểm tra, đánh giá và tổ chức quản lý, lưu trữ một cách có hệ thống.
Cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia phải được duy trì, vận hành và cập nhật thường xuyên để xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia và dữ liệu không gian địa lý quốc gia, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
a) Trạm thu dữ liệu viễn thám của Việt Nam;
b) Mua, trao đổi, nhận viện trợ của nước ngoài.
Hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám: bao gồm vệ tinh viễn thám, công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám, hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu ảnh viễn thám và mạng lưới truyền dẫn dữ liệu ảnh viễn thám.
1. Dữ liệu ảnh viễn thám mức 0 (không) là dữ liệu ảnh viễn thám được thu nhận trực tiếp tại trạm thu dữ liệu viễn thám mà chưa qua bất cứ một quá trình hiệu chỉnh nào.
2. Dữ liệu ảnh viễn thám thô là dữ liệu ảnh viễn thám mức 0 (không) được xử lý sơ bộ, nhằm loại bỏ sai số trong của đầu thu và tín hiệu nhiễu do ảnh hưởng của khí quyển.
3. Dữ liệu ảnh viễn thám mức 0 (không) được thu nhận tại trạm thu dữ liệu viễn thám ở Việt Nam phải được đánh giá chất lượng trước khi xử lý. Dữ liệu ảnh viễn thám mức 0 (không) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phải được xử lý để tạo ra dữ liệu ảnh viễn thám thô.
- Quan trắc, giám sát về ô nhiễm môi trường: đất, nước do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp; không khí do khí phát thải công nghiệp và sinh hoạt; ô nhiễm môi trường do thiên tai, các khoáng chất tự nhiên độc hại phát tán vào môi trường, khai thác khoáng sản; kiểm kê khí nhà kính.
- Công tác thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên, môi trường định kỳ và đột xuất nhằm đưa ra các báo cáo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai; giám sát hạn hán, cảnh báo cháy rừng, diễn biến lũ lụt, cứu hộ cứu nạn và ứng phó với biến đổi khí hậu; hiện trạng sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng, cập nhật bản đồ chuyên đề và cơ sở dữ liệu chuyên đề về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, thực trạng biến đổi khí hậu; lập bản đồ địa chất các tỷ lệ.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
- Phục vụ công tác quốc phòng, an ninh.
Ví dụ:
Dùng để dự báo thời tiết, dự báo thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu bề mặt đất, mây…
Bản đồ: là công cụ đắc lực phục vụ cho ngành bản đồ, thành lập các loại bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề ở nhiều tỉ lệ khác nhau.
Theo dõi mức độ biến đổi thảm phủ thực vật, độ che phủ rừng…
Theo dõi tốc độ sa mạc hoá, tốc độ xâm thực bờ biển, phân tích những cấu trúc địa chất trên mặt cũng như bên trong lòng đất (vỏ trái đất)…
Giám sát biến động ô nhiễm, rò rỉ dầu trên mặt (thông qua chỉ thị thực vật), nghiên cứu quản lý biến động đô thị hóa, nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị (urban heat island)