Máy toàn đạc điện tử Topcon ES-55 là một sản phẩm được hãng Topcon Nhật Bản nâng cấp và cải tiến thiết kế tạo sự đột phá mới trong những sản phẩm của mình đưa ra.
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số tính năng, chức năng dữ liệu và hướng dẫn sử dụng của máy toàn đạc điện tử Topcon ES-55.
Bàn phím và màn hình Full dễ dàng thao tác và giúp người dùng dễ dàng trong công việc của mình hơn.
Phím [ʘ]: Phím nguồn để bật, tắt máy.
Phím [☼]: Phím bật, tắt chiếu sáng màn hình.
Phím [ * ]: Phím chức năng nhanh:
Tilt crn: Bật, tắt chế độ tự động bù trục.
Contrast: Độ tương phản màn hình.
Reticle Lev: Chiếu sáng thập tự, ống kính.
Reflector: Thay đổi chế độ gương.
+ [Prism: Gương tiêu chuẩn]
+ [Sheet: Tấm phản xạ, gương giấy]
+ [N-Prism: Chế độ đo không gương]
L-Pointer: Bật, tắt Laser dẫn đường
Phím [F1], [F2], [F3], [F4]: Các phím chức năng thay đổi tùy chọn theo chương trình.
Phím [ESC]: Phím thoát một lựa chọn nào đó.
Phím [B.S.]: Phím xóa một ký tự nào đó.
Phím [SHIFT:
Thay đổi chế độ gương nhanh (Khi ở màn hình cơ bản)
Thay đổi chế độ chữ in hoa sang in thường, in thường sang số (Khi ở chế độ nhập tên điểm hoặc tên trạm máy, tên JOB công việc…)
Phím [FUNC]: Phím chuyển trang màn hình.
Phím di chuyển.
Phím [ENT]: Phím Enter chấp nhận một lựa chọn nào đó.
Được trang bị lên tới 6 chế độ đo khác nhau, giúp cho người dùng lựa chọn chế độ đo, kiểu đo phù hợp với công việc mà mình đang làm, và cho kết quả theo ý người dùng mong muốn.
Ta chọn chế độ gương bằng các vào đường dẫn như sau:
Ở trang [P2] màn hình cơ bản, ta chọn [F4] EDM
Màn hình sẽ xuất hiện như sau:
Mode: Chế độ đo.
Fine “ s ”: Chế độ đo tiêu chuẩn.
Rapid “ r ”: Chế độ đo lặp nhanh.
Rapid “s” : Chế độ đo nhanh không lặp (đo đơn).
Tracking: Chế độ đo thô chính xác đến “cm”
FineAVG: Chế độ đo tinh, lấy giá trị trung bình (Ở chế độ này chúng ta có thể nhập số lần đo và máy sẽ tự tính cho ta giá trị đo trung bình của các lần đo đấy. Số lần đo từ 1 đến 9 ở chế độ đo này mức hiển thị phần thập phân là 4 số.)
Loại gương:
Có 3 loại gương để chúng ta lựa chọn cho phù hợp:
Prism: Đo với gương tiêu chuẩn.
Sheet: Đo với tấm phản xạ, gương giấy.
N-Prism: Chế độ đo không cần gương.
Chúng ta có thể thay đổi hằng số gương tùy chọn ở chỗ này bằng cách nhập trực tiếp vào máy toàn đạc.
Chúng ta có thể đặt nhiệt độ để máy thích nghi với môi trường làm việc. Nhiệt độ tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra và cài đặt mặc định là 0º và áp suất ppm là 0.
[F1] MEAS: Chế độ đo góc bằng HA-R, góc đứng ZA và cạnh nghiêng SD.
[F2] SHV: Sau khi đo MEAS ta nhấn phím [F2] SHV thì màn hình sẽ xuất hiện cạnh nghiêng SD, cạnh ngang HD và chênh cao VD.
[F3] OSET: Ở màn hình hiển thị góc bằng, góc đứng và cạnh nghiêng khi ta nhấn và giữ phím [F3] OSET thì góc bằng của máy toàn đạc sẽ về 0º00’00’.
[F4] COORD: Sau khi ta nhấn phím [F4] COORD thì sẽ xuất hiện một màn hình khác:
Ta chọn Occ.Orien: Để thành lập trạm máy.
Observation: để xuất hiện màn hình đo và hiển thị tọa độ.
MLM: Chế đô đo khoảng cách gián tiếp (ứng dụng nhiều trong đo trắc ngang giao thông).
OFFSET: Các chế độ đo Offset.
TOPO: Các phép tính toán trắc địa.
S-O: Chương trình bố trí điểm ra thực địa.
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số ứng dụng cơ bản của máy toàn đạc điện tử TOPCON ES
( Nghĩa là đặt máy tại 1 điểm có tọa độ, định hướng 1 điểm đã biết góc phương vị hoặc tọa độ).
Tại trang [P2] màn hình cơ bản, ta nhấn phím [F1] Menu (f1 input để nhập)
Di chuyển trường bôi đen đến Coordinate, nhấn phím [ENT]
Chúng ta di chuyển trường bôi đen đến Occ. Orien., nhấn phím [ENT]
Lúc này màn hình sẽ xuất hiện bảng thông số nhập tọa độ điểm đứng máy
Chúng ta nhập tọa độ điểm đứng máy, cao độ, tên điểm, chiều cao máy.
Sau khi nhập xong chúng ta cài đặt điểm định hướng bằng cách:
Nếu định hướng bằng góc: chúng ta nhấn phím [F2] BS AZ
Nhập góc định hướng ở dòng HA-R.
(Chú ý: Góc nhập ở đây là góc phương vị, được tính từ 2 điểm tọa độ: điểm đặt máy và điểm định hướng. Tuy nhiên có những trường hợp đo không cần tọa độ nhà nước mà ta dùng hệ tọa độ giả định thì ta nhập góc phương vị bằng 0º00’00’’.)
Sau đó chúng ta bắt gương chính xác và nhấn phím [F4] OK.
Nếu định hướng bằng tọa độ: Chúng ta nhấn phím [F3] BS NEZ.
Như vậy chúng ta đã cài đặt xong trạm máy bằng phương pháp giao hội thuận.
Để kiểm tra tọa độ điểm định hướng thực tế có đúng với điểm tọa độ lý thuyết hay không chúng ta vào Observation Nhấn phím [ENT]
Màn hình sẽ xuất hiện :
Sau đó nhấn phím [F4] MEAS để đo kiểm tra.
Các bạn xem chi tiết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử ... thì tải về nhé!
Các bài viết hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các loại máy toàn đạc khác :
Phương pháp giao hội thuận máy Leica TS02/06/09
Phương pháp giao hội nghịch máy Leica TS02/06/09
Hướng dẫn cách tính cạnh và góc phương vị