Chat Zalo

Startup 2

23/12/2016 - Lượt xem: 1381

Để trở thành tỷ phú đấy không phải mong muốn của mỗi người mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta:

PHẦN I: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

1. Nghĩa vụ với nhà nước.

  • Trong kinh doanh việc đầu tiền chúng ta làm đó là kinh doanh đúng Pháp Luật.
  • Kinh doanh những sản phẩm mà nhà nước không cấm.
  • Tạo được nhiều việc làm cho xã hội.
  • Hãy nộp thuế cho nhà nước đúng và đủ, không nên nợ dù chỉ một đồng. 
  • Sau khi nộp thuế xong rồi chúng ta lại phải nghĩ lớn hơn đó là làm gì để nộp thuế nhiều hơn.
  • Phấn đấu để trở thành doanh nghiệp nộp thuế trong nhóm 1000, rồi đến 500, sau đó đến 50, cao hơn nữa là trong nhóm 10.

2. Nghĩa vụ với đối tác.

  • Đối với nhà cung cấp.
  • Hãy làm đúng theo hợp đồng đã ký, hãy coi đối tác phải hơn chính mình.
  • Tư duy mới: khi thanh toán cho đối tác hãy gọi đối tác sang thanh toán hoặc ít nhất là phải đúng hạn tuyệt đối không để sai hạn dù chỉ 1 ngày.
  • Đối với những đơn vị mua hàng.
  • Giao hàng phải đúng chủng loại, đúng thời gian, gia tăng dịch vụ sau bán hàng.

3. Nghĩa vụ với chính mình.

+ Hãy trả lương cho mình.

Mình là người được trả lương đầu tiên.

Khi có lương rồi lại chia ra các quỹ.

  • 3.1 Quỹ gia đình để mình chi tiêu hoặc đưa cho gia đình chi tiêu trong tháng.
  • 3.2 Quỹ tiết kiệm.
  • 3.3 Quỹ học tập để nâng cao trình độ.
  • 3.4 Quỹ giải trí, đi chơi với bạn bè, vợ con và cùng gia đình đi ăn (đừng tiết kiệm quỹ này, phải tiêu hết trong tháng).

PHẦN II: Ý TƯỞNG VÀ HOÀI BÃO.

1. Hãy nghĩ lớn.

  • Tôi sẽ trở thành một Giám Đốc giỏi.
  • Tôi sẽ là chủ 1 doanh nghiệp có doanh số bán hàng 100 tỷ hay 300 tỷ/ năm …
  • Tôi sẽ tạo ra 100 hay 300 hay 1.000 lao động cho xã hội.
  • Lợi nhuận hàng năm đạt 1 tỷ hay 10 tỷ hay 50 tỷ …
  • Khi có tiền rồi tôi sẽ lập 1 quỹ từ thiện là 100 triệu hay 1 tỷ hay 3 tỷ … để giúp đỡ những người xung quanh mình, để họ giàu có như mình
  • Tôi sẽ trở thành tỷ phú trong 2 năm hay 3 năm hay 5 năm…

2. Để làm giàu đừng nghĩ tới tiền.

* Nếu muốn làm giàu bạn nghĩ tới tiền ngay thì bạn chỉ nghĩ được đến mấy đồng tiền lẻ mà thôi, cũng không khác gì bạn nghĩ tới cái mủng. 

Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt

Vũ trụ cũng không giúp bạn.

Ngân hàng cũng không thấy khả quan cũng không cho bạn vay.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng không đầu tư.

Những nhà đầu tư cũng không mặn mà với tư duy nhỏ lẻ của bạn.

  • Khi bạn không nghĩ tới tiền thì

bạn đang có một tư tưởng lớn, bạn đang nghĩ tới con thuyền.

Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt

Vũ trụ cũng giúp bạn.

Ngân hàng cũng cho bạn vay.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đầu tư.

Những nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tư.

3. Chuyển ý nghĩ ra giấy.

  • Bạn muốn có 10 tỷ trong  2 năm.
  • Bạn viết số tiền 10 tỷ lên một tờ tiền cho vào khung ảnh treo vào nơi nào mà sáng ra bạn ngủ dậy là bạn nhìn thấy. Tốt nhất là bạn treo lên bức tường cuối giường ngủ của bạn.    Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt
  • Khi bạn đã chọn được con số bạn mong muốn rồi bạn sẽ mua 1 két sắt. Sau đó bạn lấy giấy trắng cắt thành những cọc tiền 500,000 giống như tiền thật. Bạn đặt 2 mặt của cọc tiền mỗi mặt một tờ 500,000 tiền thật. Và những cọc nào không có tiền thật thì bạn viết số 500,000 vào 2 mặt của cọc tiền đó. Nhớ phải cắt đủ số lượng tiền đúng bằng số tiền mình mong muốn.
  • Sau đó xếp vào trong két ngay thẳng theo từng hàng, và cứ thế mỗi khi bạn kiếm được bao nhiêu tờ tiền thật thì bạn lại thay vào lấy những tờ tiền trắng ra.      

Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt

Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt

 Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt

  Ghi chú: Rất nhiều người cứ nghĩ chưa có tiền mua két làm gì? Tư duy mới là mình phải mua két trước khi có tiền và có két rồi tiền nó sẽ về với mình nhanh hơn.

PHẦN III: THỰC HIỆN Ý TƯỞNG:

1. Hãy đọc câu này mỗi buổi sáng thức dậy:

Không có việc gì mà không làm được”.

2. Hãy đọc câu này trước khi đi ngủ:

Tôi sẽ trở thành tỷ phú

Hãy cài hai câu này vào tiềm thức của bạn hàng ngày.

3. Hãy tự mình thiết kế tên công ty “Thương Hiệu”, thiết kế “LOGO”, thiết kế “ SLOGAN” Ví Dụ: Tổng công ty viễn thông Quân Đội:

Làm giầu cùng trắc địa danh kiệt

Trên đây là một bộ hoàn chỉnh:

  • TÊN: Tổng công ty viễn thông Quân Đội.
  • LOGO: Có chữ VIETTEL ở gữa.
  • SlOGAN: Hãy nói theo cách của bạn.

4. Kinh nghiệm từ chính bản thân tôi.

Ngày xưa tôi vô tình ngẫu hứng nói với bạn bè tôi là sau này tôi sẽ là tỷ phú, và bạn bè tôi chế nhạo tôi. Suốt trong 3 năm học đại học còn lại, thú thực lúc đó tôi rất xấu hổ vì một lời ngẫu hứng của mình. Nhưng chính vì câu nói đó mà nó văng vẳng trong tôi suốt ngày kể cả lúc đi ngủ.

Khi tôi mới thành lập công ty được 1 năm tôi lại viết lời quảng cáo của mình trên trang web là doanh thu của công ty tôi hàng năm đạt 6 triệu USD. Những người không biết tôi thì không sao nhưng những người biết rõ về tôi rồi thì họ luôn cười khẩy. Thế là lại một lần nữa tôi phải cố gắng làm hết mình để điều đó trở thành hiện.

Sau hơn 10 năm ra trường tôi đã chứng minh được điều đó và nay đã trở thành hiện thực.

  4. Chọn chiến lược kinh doanh.

  • Trong kinh doanh không thể tránh được rủi ro: có 2 cách để giảm rủi ro ở mức thấp nhất:

* Chọn một thương hiệu mạnh để xin nhượng quyền thương hiệu:

  • Ưu điểm của cách này là: Rủi ro giảm ở mức thấp nhất vì họ đã trả giá cho mình rồi, khi mình sử dụng  thương hiệu của họ thì không phải tìm tòi sản phẩm nhập ở đâu bán như thế nào?  cách kinh doanh ra sao? chiến lược như thế nào? cách quản lý như thế nào?... cách này chắc chắn thành công ngay.
  • Nhược điểm của cách này là: Tốn kém vì phải mua thương hiệu hoặc phải chia lợi nhuận hàng tháng.

Ví Dụ: Bia hơi Hải Xồm hay gà rán KFC “đây là những thương hiệu nhượng quyền rất uy tín hiện nay”.

* Tự mình kinh doanh:

Viêc đầu tiên là chọn một sản phẩm ưa thích và xin vào làm việc của công ty đó từ 2- 5 năm. Khi tích lũy một số kinh nghiệm đủ lớn thì sẽ xin nghỉ để ra triển khai kinh doanh theo ý mình. Nhớ không được lấy khách hàng cũ của công ty đó và xin chính giám đốc công ty đó giúp đỡ về hàng hóa cũng kinh nghiệm điều hành. Nếu bạn trung thực và đạo đức chắc chắn 99% những người đi trước sẽ giúp đỡ bạn.

- Ưu điểm của cách này là: Đỡ tốn kém về tài chính.

- Nhược điểm của cách này là: Mất nhiều về thời gian.

PHẦN IV: LỜI KHUYÊN KHI CHỌN SẢN PHẨM KINH DOANH.

1. Hãy chọn những sản phẩm không phải bảo quản để kinh doanh như máy móc, giấy in, hàng thủ công mỹ nghệ…

2. Hãy chọn những sản phẩm mà kinh doanh chỉ làm trong giờ hành chính. Chủ nhật, ngày lễ phải được nghỉ. Sau này để tuyển người và để giữ được nhân tài.

3. Chọn sản phẩm kinh doanh có hàm lượng chất sám cao thì lợi nhuận mới cao.

4. Chọn những sản phẩm có cơ địa để tăng doanh thu doanh số.

5. Chọn những sản phẩm kinh doanh phải có ích cho xã hội và cho cộng đồng.

6. Sản phẩm phải gắn liền với thương hiệu để sau này có thể truyền lại cho con cháu.

7. Lời khuyên để tăng công nợ với nhà cung cấp.

  • Những lần đầu bạn nhập ít hàng thôi thanh toán tiền mặt.
  • Sau thời gian bạn xây dựng được uy tín rồi bạn sẽ tăng số lượng lên và cho xin nợ một phần.
  • Sau khi nợ được một phần rồi đến giai đoạn 3 bạn xin nợ cả và có thời gian trả nợ cụ thể.
  • Nhưng nợ ít hay nợ nhiều đã hẹn thanh toán là phải thanh toán, tuyệt đối không để sai hẹn. Nếu hẹn 15 ngày thanh toán thì 14 ngày phải chủ động thanh toán, không để nhắc. Bạn làm được điều này nhà cung cấp đã tin rồi bạn sẽ giải quyết được nguồn vốn.
  • Mọi doanh nghiệp thường áp dụng chính sách khi nhà cung cấp đòi thì mới trả. Chính sách này không còn phù hợp với kinh doanh hiện đại nữa mà thay vào đó bằng việc mình chủ động liên hệ với nhà cung cấp sang thanh toán .

 “UY TÍN SẼ TĂNG LÊN RẤT CAO SAU MỘT THỜI GIAN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH NÀY“

  • Để có tiền thanh toán đúng hạn: Tuyệt đối không đầu tư lan man, không lấy tiền của sản phẩm này để kinh doanh sản phẩm khác. Không lấy vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn.
  • Ví dụ: không lấy tiền hàng để đi mua ô tô, không lấy tiền hàng để đi mua nhà…

8. Lời khuyên khi bị nợ quá hạn:

  • Việc đầu tiên là phải trực tiếp đến nhà cung cấp để xin lỗi một cách thành khẩn. Chúng ta luôn có xu hướng là khi nợ tiền nhà cung cấp là ngại không tới mua hàng nữa và tìm một nhà cung cấp khác. Đấy là điều tối kỵ trong kinh doanh, khi mình đã nợ thì phải tới đàm phán xin khoanh vùng nợ và trả dần. Xin nhà cung cấp tạo điều kiện để tăng công nợ và phải có kế hoạch trả nợ. Mình làm được như vậy thì giải quyết được nhiều yếu tố: 
  • Sẽ trả được hết nợ.
  • Không phải thay đổi nhà cung cấp.
  • Có cơ hội để tăng hạn mức công nợ.
  • Nhà cung cấp sẽ tuyệt đối trung thành với bạn.
  • Về đạo đức, có nợ có trả và cố gắng tăng doanh thu bán hàng để thay cho lời cảm ơn.

PHẦN V: CÁCH CẦM TIỀN, GIỮ TIỀN, ĐƯA TIỀN VÀ TIÊU TIỀN

1. Cách cầm tiền.

  • Hãy cầm vừa đủ để chi tiêu, không nên cầm nhiều tiền quá trong người.
  • Khi đã có 1 chút thành công mọi người thường có tâm lý cầm nhiều tiền trong người cho oách. Đây là định nghĩa sai, khi cầm tiền nhiều trong người hay có xu hướng tiêu quá đà, sai mục đích và dẫn tới tiêu tán tài sản. Nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể lại trở lại xuất phát điểm băn đầu.
  • Ví tiền cũng rất quan trọng, bạn hãy chọn 1 cái ví màu phải phù hợp với tuổi của bạn. Trong ví chỉ để tiền và giấy tờ tùy thân. Tuyệt đối không để hóa đơn chi phí (nếu để hóa đơn chi phí bạn sẽ bị tiêu tán tiền của bạn). Nguyên tắc của dùng ví là 2 năm đổi 1 lần, dù ví còn mới (theo phong thủy ví mới sẽ có nhiều lộc mới về với bạn).

2. Cách giữ tiền.

  • Luôn luôn phải đếm xem mình có bao nhiêu tiền, hãy để riêng từng cọc một, tiền chẵn ra tiền chẵn, tiền lẻ ra tiền lẻ. Tối kỵ tiền gấp lộn xộn đút vào túi.
  • Phải yêu thương đồng tiền một cách chân thành tiền sẽ về với mình nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không được dùng từ như: tiền không là gì, tôi không cần tiền …

3. Cách đưa tiền.

  • Khi đưa tiền cho ai hoặc thanh toán, hãy đếm làm 2 lần. Đừng vội vàng đếm 1 lần rồi đưa ngay, làm như vậy sẽ giải quyết 3 vấn đề: 1 là chắc chắn không bao giờ đưa nhầm. Thứ 2 giữ tiền ở lại với mình càng lâu càng tốt. Thứ 3 là mình lưu luyến với đồng tiền của mình không muốn xa nó. “Cái gì cũng vậy mình mong muốn nó ở lại với mình nó sẽ ở lại “
  • Khi đưa tiền phải đưa một cách trịnh trọng, đến tận tay người

nhận hoặc nhẹ nhang để trên bàn. “ Cấm kỵ không cầm tiền vất bịch xuống bàn, làm như vậy sẽ bị tiêu tán tài sản “

4. Cách tiêu tiền.

  • Hãy lập kế hoạch khi tiêu tiền, muốn mua một thứ gì đều phải lên kế hoạch trước, nếu chưa lên kế hoạch bạn đừng bao giờ mua, khi đã có nguyên tắc này rồi chắc chắn bạn không bao giờ mua nhầm những thứ mà mình không cần thiết. Hãy mua những thứ thật sự cần thiết, nếu không nhà bạn sẽ trở thành cái kho hàng vừa tốn tiền vừa chật nhà.
  • Hãy đến nhưng nơi văn minh lịch

sự nhất để tiêu, đừng tiếc tiền.

Ví dụ: Bạn đến một khách sạn 5 sao để ăn sáng và uống 1 cốc cà phê hết 1,200,000VNĐ, quá đắt. Nhưng bạn hãy ngồi đấy để quan sát những người sung quanh bạn, tại sao họ lại ngủ ở khách sạn 5 sao? ngày nào họ cũng ăn sáng như vậy? giao tiếp với nhau lịch sự thế? đi ô tô đẹp thế? … chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều.

5. Bám sát mục tiêu đã chọn, khi đã chọn cho mình một con đường để đi, nhớ phải lập kế hoạch cụ thể để thực hiện nó và tuyệt đối không thay đổi mục tiêu.

- Thổng thống mỹ Donald Trump từng nói:

  • “ Phải kiên trì và lì đòn ”.
  • “ Tôi chỉ mất 15 phút để mua một căn nhà, nhưng mất 15 năm sau tôi mới mua được 1 căn nhà khác”

PHẦN VI: TÂM LÝ KHI ĐÃ THÀNH CÔNG

1. Tôi đã từng trải qua tâm lý đó tôi rất thấu hiểu, nó bồng bềnh, nó tự đắc, nó ngạo mạn, … thực sự khó tả nhưng những điều đó các bạn giữ nó quá lâu đấy là tại họa. Vậy khi thành công bạn lại phải khiêm tốn, nói ít đi và nói chậm thôi, hãy thay đổi tâm thế để giữ tiền và bảo vệ những thành quả mà mình đạt được.

2. Hãy viết một cuốn sách để đời đúc kết lại những kinh nghiệm quý báu mà mình có.

Đây chỉ là những kinh nghiệm thực tiễn do vậy tôi viết theo lời văn mộc

mạc dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu, để độc giả tham khảo, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, có gì chưa đúng mong độc giả bỏ quá cho.

Xin chân thành cảm ơn!

Thư góp ý xin gửi về: email: danh.danhkiet@gmail.com

Hà nội ngày 8 tháng 6 năm 2016

MỤC LỤC

KHỞI NGHIỆP – STAR UP để trở thành tỷ phú – HÃY LÀM ĐỪNG NÓI

PHẦN I: ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

  1.  Nghĩa vụ với nhà nước.
  2.  Nghĩa vụ với đối tác.
  3.  Nghĩa vụ với bản thân mình.

PHẦN II: Ý TƯỞNG VÀ HOÀI BÃO

  1.  Hãy nghĩ lớn.
  2.  Chuyển ý nghi ra giấy.
  3.  Chuyển từ giấy ra hiện thực.

PHẦN III: THỰC HIỆN Ý TƯỞNG

  1. Thiết kế thương hiệu.
  2. Thiết kế logo.
  3. Thiết kế slogan.
  4. Chọn sản phẩm mục tiêu.
  5.  Chọn đối tác để hợp tác – chia sẻ thương hiệu.
  6.  Chọn kênh để tiếp thị - maketing

PHẦN IV: LỜI KHUYÊN

  1.  Lời khuyên khi chọn nhanh nghề kinh doanh.
  2.  Lời khuyển khi chọn sản phẩm.
  3.  Lời khuyên để nâng công nợ đối với nhà cung cấp.
  4.  Lời khuyên khi bị quá hạn nợ.
  5.  Lời khuyên khi mất khả năng thanh toán.

PHẦN V: TÂM LÝ KHI ĐÃ THÀNH CÔNG – CÁCH GIỮ TIỀN KHI ĐÃ THÀNH CÔNG

  1.  Tâm lý thay đổi.
  2.  Chi tiêu không hợp lý.
  3.  Tự mãn với thành công của mình.
  4.  Cách cầm tiền khi đã có tiền.

PHẦN VI: VIẾT SÁCH

0.04203 sec| 1097.32 kb