Chat Zalo

Khi nào thì ta cần kiểm định hiệu chuẩn máy toàn đạc

19/06/2017 - Lượt xem: 673

Khi nào thì ta cần kiểm định hiệu chuẩn máy toàn đạc. Công tác Trắc Địa luôn là một yếu tố quan trọng đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong công tác xây dựng, thành lập bản đồ và một số ngành khác nữa. Trong những năm trở lại đây, máy toàn đạc điện tử đóng góp một phần không nhỏ trong những quá trình ấy. Vậy để vận hành tốt máy toàn đạc điện tử chúng ta phải hiểu nguyên lý hoạt động và bản chất của nó.

Vậy nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc điện tử như thế nào? Bản chất của nó ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu nó nhé!

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy toàn đạc điện tử

Nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc

Máy được trang bị khối đo xa EDM hoạt động dựa trên nguyên tắc đặt một đầu phát và thu tín hiệu ở máy, đầu phản hồi tín hiệu gọi là gương.

Khoảng cách được tính theo công thức: D=(v*t)/2

trong đó: 

D: là khoảng cách

v: là vận tốc truyền sóng (v=3.10^8 m/s)

t: là thời gian phát và thu tín hiệu

- Ngoài ra các phương thức đọc và hiển thị góc thì cũng tương tự như máy kinh vỹ điện tử. Tuy nhiên, máy toàn đạc điện tử được trang bị nhiều ứng dụng hơn. Bộ nhớ lưu trong máy nhiều hơn, còn máy kinh vĩ điện tử thì không có.

Cấu tạo của máy toàn đạc

Máy toàn đạc điện tử có cấu tạo khá phức tạp có tới 11 bộ phận chính, liên kết chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng tới kết quả làm việc của nó.

  1. Tay xách: hay còn gọi là tay cầm, giúp chúng ta thao tác khi lắp đặt được dễ dàng hơn. Tuy nhiên có một số máy được thiết kế pin gắn liền với tay xách cho nên chúng ta cũng cần lưu ý đến những loại máy này. Những máy có pin tay xách như sau: Dòng Nikon DTM-520, DTM-530, DTM-630.......... Dòng Topcon GTS-311S...

  2. Ống kính: Bộ phận ống kính bao gồm Kính vật, ốc điều quang, bộ phận ngắm sơ bộ... giúp chúng ta bắt và ngắm rõ mục tiêu.

  3. Pin: Máy toàn đạc điện tử hoạt động nhờ vào nguồn năng lượng pin. Vì vậy pin là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong máy toàn đạc.

  4. Bọt thủy: Bao gồm bọt thủy dài và bọt thủy tròn. Bọt thủy đóng vai trò quan trọng không kém trong máy toàn đạc điện tử, bởi vì nó là bộ phận giúp cho máy cân bằng đề làm việc. Nếu không cân bằng được thì sẽ dẫn tới các sai số liên quan tới kết quả đo đạc.

  5. Bàn phím: Cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho máy toàn đạc điện tử. Nó giúp cho chúng ta thao tác được nhanh hơn. Có nhiều loại máy dùng phím Full hoặc có dòng máy dùng phím cuộn. Vì vậy chúng ta cân nhắc trước khi mua máy để có hiệu quả công việc tốt hơn.

  6. Dọi tâm: Dọi tâm của máy cũng là một bộ phận quan trọng giúp chúng ta định vị được vị trí chúng ta cần đặt máy. Ví dụ như chúng ta muốn đặt máy vào một vị trí tâm mốc chúng ta cần phải sử dụng đến bộ phận này. Có rất nhiều dòng máy bộ phận dọi tâm được thiết kế bằng quang học như Nikon, Sokkia, Topcon, Penax.... Hoặc bộ phận dọi tâm được thiết kế bằng dọi tâm Laser như Leica, Geomax...

  7. Đế máy: là bộ phận giúp máy và chân máy liên kết với nhau bằng ốc nối.

  8. Khối EDM đo xa: là bộ phận thu phát tín hiệu như phần trên chúng tôi giới thiệu

  9. Bộ phận dung xích: hay còn gọi là bàn độ. 

  10. Mắt đọc: là bộ phận đọc bàn độ

  11. Main: là cách bo mạch điện tử được thiết kế liên quan với nhau để có thẻ điều khiển các hoạt động, ứng dụng của máy

Như vậy Máy toàn đạc điện tử nói chung có cấu tạo tương tự như máy kinh vĩ, kinh vĩ điện tử. Vì vậy các sai số ảnh hưởng tới các kết quả đo nó cũng tương tự như nhau: 

Các nguồn sai số trong máy toàn đạc

Sai số 2C: Nguyên nhân là do trục ngằm không vuông góc với trục quay của ống kính.

Sai số MO: Khi trục ngắm nằm ngang thì vạch khắc bàn độ đứng (00-1800) hay (900-2700; (00-00) lại không trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch "0" trên thang đọc số.

Sai số dọi tâm.

Địa chỉ trung tâm kiểm định máy toàn đạc uy tín

Khi các nguồn sai số đó vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra thi chúng ta nên mang máy đến các trung tâm kiểm định máy đo đạc để kiểm tra và hiệu chỉnh lại.

Khi nào thì ta cần kiểm định hiệu chuẩn máy toàn đạc

Trung tâm kiểm định và hiệu chuẩn Dakcom

Trung tâm kiểm định và hiệu chuẩn Dakcom là một trong những trung tâm ngoài quốc doanh kiểm định và hiệu chuẩn máy đo đạc lớn nhất miền Bắc. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư kinh nghiệm 15 năm trong nghề bạn có thể yên tâm về chất lượng. Trung tâm kiểm định và hiệu chuẩn Dakcom được bộ khoa học công nhận và đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn đo lường quốc tế ISO/IEC 17025:2005

Chứng nhận phòng kiểm định hiệu chuẩn trắc địa

Bài viết đã đăng:

Phương pháp giao hội thuận là gì

Phương pháp giao hội nghịch máy Leica

Phương pháp giao hội nghịch là gì

0.02538 sec| 1049.367 kb